văn phạm Nhật ngữ

Bối cảnh và đại từBối cảnh và đại từ

Chào các bạn, trong bài viết này Ngữ pháp tiếng Nhật sẽ giới thiệu tới các bạn bối cảnh và đại từ

Bối cảnh và đại từ – Đại từ là gì?

Đại từ là từ dùng thay thế tên của người hoặc vật được nhắc đến. Ví dụ như : cô ấy, anh ấy, nó,…

Bối cảnh và đại từ – Sự vắng mặt của đại từ trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, thông tin được truyền đạt trong tiếng Anh bởi đại từ (cả mang tính cá nhân và tính sở hữu) có thể thường được truyền đạt bằng nghĩa khác. Và đôi khi nó không cần thiết phải dùng các dạng tương đương với “tôi”, “cô ấy”, “anh ấy”,… Ví dụ dưới đây là tin nhắn ở điện thoại tự động trả lời :

もしもし、木村です。昨日駅でご主人に会いました。新しい電話番号を教えてくれました。非常に疲れている様子ですよ。仕事は大変でしょう。ところで新しいアパートはどうですか。
Moshimoshi, Kimura desu. Kinou eki de goshuujin ni aimashita. Atarashii denwabangou wo oshietekuremashita. Hijou ni tsukareteiru yousu desu yo. Shigoto ha taihen deshou. Tokoro de atarashii apa-to ha dou desu ka.
Alo, tôi là Kimura đây. Hôm qua tôi đã gặp chồng cô ở nhà ga. Anh ấy đã cho tôi số điện thoại mới của nhà cô. Trông anh ấy có vẻ cực kỳ mệt mỏi. Có lẽ công việc của anh ấy vất vả lắm nhỉ. Nhân tiện thì căn hộ mới của cô thế nào?

Từ ngữ “chồng” 主人・しゅじん có tiền tố lịch sự ご mang nghĩa “chồng của cô”. Ở đây ngữ cảnh đã rõ rằng ám chỉ đến ai, trong tiếng Nhật không cần đến những đại từ riêng lẻ ấy nhưng khi dịch ra tiếng Việt thì cần.

Các đại từ “tôi”, “cô ấy”, “anh ấy”, “nó”… thường không được xuất hiện trong câu trong tiếng Nhật :

新しい車があります。
Atarashii kuruma ga arimasu.
(Tôi) có xe ô tô mới.

とても高かったです。
Totemo takakatta desu.
(Nó) rất đắt.

すみません。ペンはありますか。
Sumimasen. Pen ha arimasu ka.
Xin lỗi. (Anh) có bút không?

Từ với gia đình cũng không yêu cầu phải có đại từ :

お母さんはお元気ですか。
Okaasan ha ogenki desu ka.
Mẹ (của anh) có khỏe không?

兄は大学生です。
Ani ha daigakusei desu.
Anh (của tôi) là sinh viên đại học.

Ngữ cảnh rất quan trọng trong việc xác định xem đại từ tiếng Nhật dịch ra tiếng Việt thế nào. Ví dụ sau :

どようび ロンドンへ いきます・土曜日ロンドンへ行きます
Doyoubi rondon he ikimasu.

Câu này có thể dịch là “Thứ bảy tôi sẽ đi Luân Đôn” hoặc “Thứ bảy cô ấy sẽ đi Luân Đôn” hoặc dùng một đại từ khác. Chính vì vậy mà ngữ cảnh rất quan trọng.

Người nói sẽ tự quy là mình khi câu không có đại từ. Nếu câu là một phần của cuộc thảo luận như thảo luận về kì nghỉ gia đình thì có thể dịch ra là “chúng ta sẽ đi”.

Hai câu ví dụ dưới đây giống hệt nhau, không có đại từ và chỉ ngữ cảnh mới có thể quyết định được xem người nói câu đó là ai :

大阪に行くことになっているんですか。
Oosaka ni iku koto ni natteirun desu ka.
Cậu sẽ được sắp cho đi tới Osaka à?

大阪に行くことになっているんですか。
Oosaka ni iku koto ni natteirun desu ka.
Tôi sẽ được sắp cho đi Osaka sao?

Một khi danh từ hoặc cụm danh từ được xuất ra như chủ đề của buổi thảo luận, được cho thấy bởi trợ từ は ví dụ như thì đại từ câu trước vẫn chính là đại từ câu sau cho đến khi một đại từ mới xuất hiện :

兄は大学生です。電子工学を勉強しています。
Ani ha daigakusei desu. Denshi kougaku wo benkyou shiteimasu.
Anh tôi là sinh viên đại học. Anh tôi đang học ngành điện tử công nghiệp.

Người Nhật thường dùng tên, tình trạng quan hệ gia đình hoặc tên nghề nghiệp hơn là những từ như “tôi”, “cô ấy”, “anh ấy”,… Với gia đình thì thường người Nhật sẽ nói về bản thân mình với những từ như “mẹ”, “bố”, “chị”,… và gán cho anh chị lớn tuổi hơn là “anh” và “chị”

Đại từ cá nhân tiếng Nhật

Mời các bạn tham khảo bài viết : Đại từ cá nhân tiếng Nhật

Các loại đại từ tiếng Nhật

Mời các bạn tham khảo bài viết : Các loại đại từ tiếng Nhật

Trên đây là nội dung bài viết Bối cảnh và đại từ. Ngữ pháp tiếng Nhật hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu thêm về đại từ tiếng Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo những bài tổng hợp khác trong chuyên mục : văn phạm Nhật ngữ

Mời các bạn cùng theo dõi Ngữ pháp tiếng Nhật trên facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *