ngữ pháp tiếng NhậtNgữ pháp tiếng Nhật N4

Các thể ngữ pháp cơ bản trong tiếng NhậtCác thể ngữ pháp cơ bản trong tiếng Nhật

Học ngữ pháp là một việc hết sức quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên trong quá trình học có rất nhiều cấu trúc được giới thiệu, đôi khi được giới thiệu nhiều lần, làm chúng ta bị lẫn lộn, hoặc không nhớ hết. Chắc hẳn bạn sẽ không ít lần thắc mắc về ý nghĩa của một cấu trúc ngữ pháp nào đó. Liệu nó có ý nghĩa này không? ngoài cách dùng này nó còn cách dùng nào khác không? Để giúp các bạn trong các tình huống đó, chúng tôi sẽ tổng hợp tổng hợp và giới thiệu tất cả cách dùng của từng hiện tượng ngữ pháp tiếng Nhật. Trong bài này, mời các bạn cùng tìm hiểu cấu trúc Các thể ngữ pháp cơ bản trong tiếng Nhật

Thể sai khiến「使役形」

Ngữ pháp: N4

Thể sai khiến 「使役形」trong tiếng Nhật diễn tả ý nghĩa “bắt/ cho phép/ khiến (3 lớp nghĩa) một đối tượng nào đó làm một hành động nào đó”. Cấu trúc này chỉ dùng với những người có vai vế thấp hơn mình, không dùng cho trường hợp bằng vai hay vai vế cao hơn.

A. Cách chia thể sai khiến

Thể sai khiến được chia dựa vào 3 nhóm động từ.

I. Nhóm 1(Động từ kết thúc bằngう): Chuyểnう ->あせる
Ví dụ
遊ぶー>遊ばせる。
飲むー>飲ませる。

II. Nhóm 2 (Động từ kết thúc bằng るvà 1 số động từ đặc biệt): Chuyển る->させる
Ví dụ
寝るー>寝させる。
食べるー>食べさせる。

III. Nhóm 3
するー>させる
来るー>来させる。
Ví dụ
勉強するー>勉強させる。

B. Các cách sử dụng

1. Diễn tả sự cho phép một người nào đó được làm một hành động nào đó

Dạng kết hợp:
N1はN2をThể sai khiến (trường hợp có 1 tân ngữ)
N1はN2にN3をThể sai khiến (trường hợp có 2 tân ngữ)

Ví dụ
父は私を留学させる。
Chichi ha watashi o ryuugaku saseru.
Bố cho phép tôi đi du học.

上司は山田さんに客に会いに行かせる。
Joushi ha yamada san ni kyaku ni ai ni ikaseru.
Cấp trên cho phép anh Yamada đi gặp khách.

2. Diễn tả sự bắt buộc phải làm một hành động của chủ ngữ đối với một đối tượng nào đó.

Dạng kết hợp : N1はN2をThể sai khiến (trường hợp có 1 tân ngữ)

N1はN2にN3をThể sai khiến (trường hợp có 2 tân ngữ)

姉は私に家事を手伝わせる。
Ane ha watashi ni kaji o tetsudawaseru.
Chị tôi bắt tôi làm việc nhà.

父は弟を勉強させる。
Chichi ha otouto o benkyou saseru.
Bố tôi bắt em trai học.

3. Diễn tả chủ ngữ làm cho một đối tượng nào đó có cảm xúc ~.
Dạng kết hợp: N1はN2をThể sai khiến (thường là những động từ chỉ cảm giác, cảm xúc).

Ví dụ

遅く帰ったので、母を心配させました。
Osoku kaetta node, haha o shingữ pháp tiếng Nhật i sase mashi ta.
Vì tôi về muộn nên đã làm mẹ lo lắng.

彼女の誕生日でも何も上げないので、彼女をがっかりさせた。
Kanojo no tanjou bi de mo nani mo age nai node, kanojo o gakkari sase ta.
Dù là ngày sinh nhật của cô ấy nhưng tôi không tặng gì nên đã làm cô ấy thất vọng.

Thể ý chí 「意志形」

Ngữ pháp: N4

Thể ý chí「意志形」dùng để diễn tả chí hướng, ý chí của người nói.

A. Cách chia thể ý chí.

Chia thể này dựa trên 3 nhóm động từ:

I. Nhóm 1(Động từ kết thúc bằngう): Chuyểnう ->おう

Ví dụ
遊ぶー>遊ぼう。
飲むー>飲もう。
書くー>書こう。

II. Nhóm 2 (Động từ kết thúc bằng るvà 1 số động từ đặc biệt): Chuyển る->よう

Ví dụ
見るー>みよう。
食べるー>食べよう。
起きるー>起きよう。

III. Nhóm 3
するー>しよう
来るー>こよう。

Ví dụ
復習するー>復習しよう。

B. Một số ví dụ về thể ý chí

一緒に帰ろう。
Cùng nhau về thôi.

私の家に遊びに行こうよ。
Đến nhà tớ chơi đi.

大会に参加しよう。
Cùng tham gia đại hội nhé.

Chú ý: Thể ý chí「意志形」là dạng văn nói ngắn gọn hơn của 「~ましょう」

Thể bị động 「受身形」

Ngữ pháp: N4

Diễn tả ý nghĩa “chủ ngữ bị/ được tác động bởi…”. Trong nhiều trường hợp sẽ mang nghĩa “bị làm phiền/ bị tác động” với hàm ý khó chịu, nên sẽ dùng nghĩa “bị”.

A. Cách chia thể bị động

Chia thể này dựa trên 3 nhóm động từ:

I. Nhóm 1(Động từ kết thúc bằngう): Chuyểnう ->える

Ví dụ
売るー>売れる。
泳ぐー>泳げる。
行くー>行ける。

II. Nhóm 2 (Động từ kết thúc bằng るvà 1 số động từ đặc biệt): Chuyển る->れる

Ví dụ
食べるー>食べられる。
つけるー>つけられる。

III. Nhóm 3
するー>される
来るー>こられる。

Ví dụ
回復するー>かいふくされる。

B. Các cách dùng

1. Diễn tả ý nghĩa “~được/ bị làm một hành động nào đó”

Cách kết hợp: N1はN2にN3をThể bị động (có thể giản lược N1, N2 hoặc N3)

Ví dụ
いいことをして、高橋さんは先生に褒められた。

Anh Takahashi được thầy giáo khen vì làm việc tốt.

カップを割れただけで、僕は母に叱られた。
Chỉ vì làm vỡ cốc mà tôi bị mẹ mắng.

2. Thể bị động của tự động từ. Thường mang theo hàm ý khó chịu.

Cấu trúc:NがThể bị động

Ví dụ

雪が降られる。
Bị tuyết rơi.

3. Diễn tả “Nhấn mạnh một sự vật được tạo ra/ tác động bởi ai đó”. Thường được dùng để diễn tả ý nghĩa “được phát minh, sáng chế.”

Ví dụ

この机は有名な大工によって作られました。
Cái bàn này được làm bởi một người thợ mộc nổi tiếng.

新しい動物はアメリカの研究者によって発見された。
Một loại động vật mới được các nhà nghiên cứu người Mỹ tìm thấy.

Thể sai khiến bị động

Ngữ pháp: N4

Diễn tả ý nghĩa “bị ai đó bắt làm gì đó”. Thường mang theo hàm ý khó chịu, không bằng lòng.
Cách chia: Thể sai khiến + られる-> thể sai khiến bị động

Ví dụ
やらせるー>やらせられる。
送らせるー>送らせられる。
見学させるー>見学させられる。

Ví dụ

私は母に部屋をきれいにさせられる。
Tôi bị mẹ bắt làm sạch phòng.

僕は本当のことを言わせられる。
Tôi bị bắt phải nói sự thật.

まずいですが、全部食べさせられた。
Tuy dở nhưng tôi bị bắt ăn hết toàn bộ.

Chú ý: Đối với động từ nhóm 1 có thể rút gọn lại thành: ~あせられるー>~あされる

Ví dụ:
ひくー>ひかせられるー>ひかされる
書く→書かせられるー>書かされる。

Tuy nhiên đối với những từ kết thúc bằng âm す thì không thể dùng thế này được. (Ví dụ:話す)

Thể sai khiến +ください

Ngữ pháp: N4

Diễn tả ý nghĩa “Xin hãy cho tôi làm…”. Thường dùng để xin phép người có vai vế trên cho mình được
phép làm một hành động nào đó.

Ví dụ

店長、今日休ませてください。
Chủ quán, hôm nay xin hãy cho phép tôi được nghỉ.

この話について、意見を述べさせてください。
Xin hãy cho tôi bày tỏ ý kiến về vấn đề này.

社長、会議のレポートを読ませてください。
Giám đốc, xin hãy cho tôi đọc báo cáo buổi họp.

君が言った問題、ちょっと考えさせてください。
Xin hãy cho tôi nghĩ một chút về vấn đề cậu nói.

今は遅かったので、帰らせてください。
Hôm nay muộn rồi nên xin hãy để tôi về.

Trên đây là nội dung tổng hợp cấu trúc Các thể ngữ pháp cơ bản trong tiếng Nhật. Ngữ pháp tiếng Nhật hi vọng bài viết này có ích đối với bạn. Mời các bạn cùng tham khảo những bài tổng hợp khác trong chuyên mục: văn phạm nhật ngữ

Mời các bạn cùng theo dõi Ngữ pháp tiếng Nhật trên facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *