Cấu trúc danh từ hóa の no và こと koto

Cấu trúc danh từ hóa の no và こと kotoCấu trúc danh từ hóa の no và こと koto

Chào các bạn, trong bài viết này Ngữ pháp tiếng Nhật sẽ giới thiệu tới các bạn Cấu trúc danh từ hóa の no và こと koto

Cấu trúc danh từ hóa の no và こと koto

Việc thêm vào các danh từ hóa の no và こと koto vào sau câu hay mệnh đề biến chúng thành cụm danh từ. Cụm danh từ kết quả này có thể được dùng làm chủ ngữ, tân ngữ trực tiếp,… giống hệt như cụm danh từ. Ở trong ví dụ sau, danh từ hóa の được thêm vào sau cụm từ và biến nó thành cụm danh từ :

魚を釣るのが好きです。
Sakana wo tsuru no ga suki desu.
Tôi thích câu cá.

Việc thêm ことvào cụm từ sau cũng biến nó thành cụm danh từ :

私の趣味は映画を見ることです。
Watashi no shumi ha eiga wo miru koto desu.
Sở thích của tôi là xem phim.

Danh từ こと được dùng theo cách này và danh từ hóaの đều theo sau thể thông thường của động từ hoặc tính từ. Khi cụm danh từ hóa được dựa trên danh từ hoặc tính từ đuôi na なthì nó được nối bởi danh từ hóa và có な :

16歳なのを隠して、成人映画を見に行った。
Juuroku sai nano wo kakushite, seijineiga wo mi ni itta.
Tôi giấu mình 16 tuổi và đi xem phim người lớn.

Cụm danh từ có thể được đánh dấu như chủ ngữ, tân ngữ, chủ đề,… hoặc với trợ từ thích hợp. Ví dụ sau đây chứng minh điều đó :

マイクが始めて日本人に出会ったのは高校の2年だった。
Maiku ga hajimete nihonjin ni deatta no ha koukou no ni nen datta.
Mike gặp người Nhật lần đầu tiên là vào năm 2 trung học.

Sự khác nhau giữa cách dùng của の no và こと koto

Cấu trúc danh từ hóa và koto thường có thể thay chỗ cho nhau, trừ khi cụm danh từ hóa là vị ngữ trong câu ~は ~ だ (kết thúc bởi và だ・です). Trong trường hợp này, chỉ được dùng . Trong ví dụ sau đây, ví dụ đâu tiên có thể dùng こと thay cho の nhưng câu thứ 2 thì không thể :

難しいこと/のはその違いを簡単に説明することだ。
Muzukashii koto/ noha sono chigai wo kantan ni setsumei suru koto da.
Việc khó là việc giải thích chỗ sai đó một cách đơn giản.

Những nhận thức mà trực tiếp và cụ thể, hoặc mang cảm xúc và phát triển một cách đồng cảm thường được dùng với の, và yếu tố trừu tượng hay ít rõ ràng hơn được đánh dấu bởi ことの, thường dùng trong hoàn cảnh ít trang trọng. Ở ví dụ sau, chỉ có được chấp nhận こと:

見ることは信じること
Mirukoto ha shinjiru koto.
Nhìn được là tin tưởng được.

Ở hai ví dụ sau, ví dụ đầu thông thường, ít trang trọng hơn ví dụ hai :

いくら読んでも経験するのはやっぱり違う
Ikura yondemo keikensuru no ha yappari chigau.
Dù có đọc bao nhiêu thì kinh nghiệm có được hoàn toàn khác hẳn.

いくら読んでも経験するのはやはり違いますよね。
Ikura yondemo keikensuru no ha yappari chigaimasu yone.
Dù có đọc bao nhiêu thì kinh nghiệm có được hoàn toàn khác hẳn.

Cấu trúc danh từ hóa の no và こと koto – のだ・のです・んだ・んです

Câu kết thúc bởi のだ (với thể lịch sự là のです) là câu danh từ hóa cộng với だ. Dạng rút ngắn là んだ, hoặc thể lịch sự của nó là んです. のだ được dùng cho giải thích và kết nối câu với trạng thái ẩn ý rằng “sự thực là ….” , “giải thích là …”

遅くなってすみません。電車が遅れたんです。
Osokunatte sumimasen. Densha ga okuretan desu.
Tôi xin lỗi vì đã muộn. Bởi vì tàu điện bị chậm.

クリスマスの前にデパートは込んでいるんです。
Kurisumasu no maeni depa-to ha kondeirun desu.
Trước giáng sinh thì cửa hàng đông đúc.

昨日は仕事を休みました。風邪を引いたんです。
Kinou ha shigoto wo yasumimashita. Kaze wo hiitan desu.
Hôm qua tôi đã nghỉ việc. Bởi vì tôi bị cảm cúm.

のだ có thể được dùng để đánh dấu sự nhận ra hoặc sự giả định :

今日は患者に言わない方がいいんだ。
Kyou ha kanja ni iwanai hou ga iin da.
Hôm nay không nên nói với bệnh nhân thì hơn.

のだ thêm các yếu tố cảm xúc hoặc rõ ràng mà người nói nhấn mạnh kiến thức được chia sẻ hoặc giả định từ ngữ cảnh. Ví dụ sau đây :

川村さんはフランス語が分かるんですか。
Kawamura san ha furansu go ga wakarun desu ka.
Anh Kawamura biết tiếng Pháp sao?

Câu trả lời có thể dùng dạng giải thích んです :

はい、大学でフランス語を勉強したんです。
Hai, daigaku de furansu go wo benkyou shitan desu.
Vâng, tôi học tiếng Pháp tại đại học.

のだ thường được dùng trong câu hỏi để xác nhận giả đỉnh dựa trên chứng cứ thấy được :

どうしてまだここにいるんですか。何かあったんですか。
Doushite mada koko ni irun desu ka. Nano ka attan desu ka.
Tại sao anh vẫn còn ở đây? Có gì đã xảy ra sao?

どうしたんですか。
Doushitan desu ka.
Làm sao thế?

Cách dùng của cấu trúc này đôi khi ẩn ý nghi ngờ :

本当にいいんですか。
Hontou ni iin desu ka.
Thực sự có ổn không?

学生なんですか。
Gakusei nan desu ka.
Cậu là học sinh thật sao?

Cụm từ んですが được dùng để ra dấu lời yêu cầu :

日本語で手紙を書いたんですが、ちょっと見てくれませんか。
Nihongo de tegami wo kaitan desu ga, chotto mite kuremasen ka.
Tôi đã viết thư bằng tiếng Nhật nhưng cậu xem giúp tôi một chút được không?

Cụm từ đi sau có thể được lược bỏ khi ngữ cảnh khiến yêu cầu định trước rõ ràng :

もしもし。ちょっと伺いたいんですが。
Moshimoshi. Chotto ukagaitain desu ga.
Alo. Tôi có chút điều cần hỏi.

Cấu trúc danh từ hóa の no và こと koto – Bổ ngữ và mệnh đề quan hệ

Mời các bạn tham khảo bài viết : Bổ ngữ và mệnh đề quan hệ

Trên đây là nội dung bài viết cấu trúc danh từ hóa の no và こと koto. Ngữ pháp tiếng Nhật hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu thêm về ngữ pháp tiếng Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo những bài tổng hợp khác trong chuyên mục : văn phạm Nhật ngữ

Mời các bạn cùng theo dõi Ngữ pháp tiếng Nhật trên facebook

Leave a Reply