Ngữ pháp もの mono

Ngữ pháp もの mono

Ngữ pháp もの mono (tiếp theo)

ものではない (monodehanai)

Cấp độ: N2

Cách chia:
Vる+ものではない
Vた+ものではない

1. Diễn tả ý khuyên bảo “không nên làm gì”, hoặc “không được làm gì”
Dùng riêng với : Vる+ものではない

Ví dụ

気軽に知らない人にお金を貸すものではない。騙されるよ。
Không nên cho người không quen biết mượn tiền. Sẽ bị lừa đấy.

ほかの人の痛みで笑うものではない。
Không nên cười trên nỗi đau của người khác

母を心配させるものではない。
Không nên làm mẹ lo lắng

2. Diễn tả một ý phủ định mạnh mẽ rằng “không thể làm được…”. Thường dùng cho những đánh giá xấu, hay đi sau những động từ chỉ khả năng.
Dùng riêng với: Vた+ものではない

Ví dụ

こんな天気に、青森に来られたものではない。
Trong thời tiết thế này thì không thể tới Aomori được đâu.

そんな難しい宿題、学生はできたものではない。
Bài tập khó thế này thì học sinh không thể làm được đâu.

外は大雨が降っていて、傘を持っていないので、家に帰られたものではない。
Bên ngoài đang mưa to mà tôi lại không mang theo ô nên không thể về nhà được.

Chú ý: Cách dùng 2 thường sử dụng trong văn nói, nếu nói thân mật sẽ là 「もんじゃない」

ものでもない (monodemonai)

Cấp độ: N1

Cách chia:
Vた+ものでもない
Vない+ものでもない

1. Diễn tả ý nghĩa “không xấu đến mức ấy”, theo sau là những cách nói có ý xem nhẹ sự việc.

Ví dụ

日本語が上手ではないが、テストは50点以下を取ったものでもない。
Tuy tiếng Nhật của tôi không giỏi nhưng không tệ đến mức được dưới 50 điểm bài kiểm tra

体が本当に弱いですが、100メトル走って疲れたものでもない。
Đúng là cơ thể tôi yếu thật nhưng không đến nỗi mệt khi chạy 100 m

彼が嫌いですが、悪口を言ったものでもない。
Tôi ghét anh ấy thật nhưng không đến nỗi đi nói xấu.

2. Diễn tả ý rụt rè, khẳng định không chắc chắn. Mang ý nghĩa “không hẳn là không kịp”. Đây là cách nói cổ, trang trọng, gần giống với mẫu “Vなくてもない”

Ví dụ

助けないものでもないですが、助けられないですよ。
Không phải là tôi không giúp mà là không thể giúp được đấy.

難しいけれど、一所懸命にすれば、できないものでもないだろう
Tuy khó nhưng nếu nỗ lực làm thì không phải không làm được đâu.

ちょっと疲れるかもしれないが、走ったら行けないものでもない。
Có lẽ hơi mệt một chút nhưng nếu chạy thì không phải không đến được đâu.

ものとおもう (monotoomou)

Cách chia:  Câu + ものとおもう

1. Diễn tả sự tin tưởng chắc chắn vào một điều gì đó.

Ví dụ

今度はちゃんと練習したので、大学に合格するものとおもう。
Lần này tôi đã luyện tập hẳn hoi nên tôi tin chắc sẽ đỗ đại học.

僕は彼が来るものとおもう。
Tôi tin chắc anh ấy sẽ đến

2. Diễn tả niềm tin chắc chắn của chủ thể nói vào một điều gì đó nhưng thực tế điều đó không xảy ra.

Ví dụ
この本はつまらいないものとおもうが、読んでみると、本当に面白かった。
Tôi cứ nghĩ quyển sách này nhàm chán nhưng đọc thử thì mời thấy thật thú vị

日本語が難しいものとおもうが、勉強したら、簡単だと気をつけました。
Tôi cứ nghĩ tiếng Nhật khó nhưng sau khi học thì mới nhận ra nó đơn giản

3. ものとおもわれる:Diễn tả ý nghĩa suy đoán, thường sử dụng trong hội thoại hoặc văn bản trang trọng

Ví dụ

彼女はぜひ来るものとおもわれる。約束したからね。
Chắc cô ấy nhất định sẽ đến. Vì đã hứa rồi mà

この子はいつもうそを言ったから、さっき話した話は本当ではないものとおもわれる。
Thằng nhóc đấy lúc nào cũng nói dối nên câu chuyện nó vừa nói lúc nãy chắc không phải thật đâu

Chú ý: Cách nói có 「もの」là cách nói trang trọng, thường dùng trong văn viết

をものともせずに (womonotomosezuni)

Cấp độ: N1

Cách chia:  N+をものともせずに

Diễn tả ý nghĩa là bất chấp khó khăn, thử thách vẫn kiên quyết thực hiện hành động. Theo sau là những cách nói biểu thị ý nghĩa giải quyết vấn đề.

Ví dụ

津波をものともせずに、彼は海に魚を釣りに行きました。
Bất chấp sóng thần, anh ấy vẫn ra biển câu cá

同意しない親をものともせずに、彼女は留学に行きます。
Bất chấp bố mẹ không đồng ý, cô ấy vẫn đi du học

悪口を言っているみなをものともせずに、僕はこの難しい仕事を受けると決めます。
Bất kể mọi người nói xấu, tôi vẫn quyết định sẽ nhận công việc khó khăn này

大きな借金をものともせずに、私は経営を続けます。
Bất chấp khoản tiền nợ lớn, tôi vẫn tiếp tục kinh doanh

悪い天気をものともせずに、会議に間に合るために、会社に走っていた。
Bất chấp thời tiết xấu, để kịp buổi họp tôi đã chạy đến công ty

Chú ý: Đây là cách nói mang tính văn viết

ものなら (mononara)

Cách chia:
Câu + ものなら
Vよう+ものなら

1. Diễn tả ý “nếu trong trường hợp một hành động, động tác ít có khả năng thực hiện mà thực hiện được thì…”. Thường đi với động từ khả năng. Trường hợp lặp lại cùng một động từ thì nhấn mạnh ý nghĩa không thực hiện được.

Ví dụ

もしお金をたくさん稼がれものなら、いろいろなものを買います。
Nếu tôi kiếm được thật nhiều tiền thì tôi sẽ mua thật nhiều đồ

できるものなら、この会社を辞めて、自分の会社を作ります。
Nếu làm được thì tôi sẽ bỏ công ty này để thành lập công ty riêng

希望がかなえるものなら、僕はよその地に住みたい。
Nếu nguyện vọng được đáp ứng thì tôi muốn sống ở một nơi xa.

2. Diễn tả ý nghĩa trình bày điều kiện “lỡ nếu có một hành động, trạng thái xảy ra như thế thì…”. Đây là cách nói hơi cường điệu, theo sau thường là cách nói “phát sinh những việc không hay..”

Ví dụ

東大入試験に落ちようものなら、僕は死にそうにがかりする。
Nếu tôi lỡ trượt kì thi đầu vào đại học Tokyo thì tôi sẽ thất vọng như muốn chết

田中さんの物をなくそうものなら、彼は怒ってしまうかもしれない。
Nếu lỡ làm mất đồ của anh Tanaka thì chắc anh ấy sẽ nổi giận mất

妹と喧嘩しようものなら、母に叱られますよ。
Nếu lỡ cãi nhau với em gái thì tôi sẽ bị mẹ mắng mất.

Phần tiếp theo mời các bạn xem tại trang sau

Mời các bạn cùng theo dõi Ngữ pháp tiếng Nhật trên facebook

Leave a Reply