Thể bị động tiếng Nhật

Thể bị động tiếng NhậtThể bị động tiếng Nhật

Chào các bạn, trong bài viết này Ngữ pháp tiếng Nhật sẽ giới thiệu tới các bạn Thể bị động tiếng Nhật

Thể bị động tiếng Nhật

Trong câu chủ động thì chủ ngữ thực hiện hành động nhưng khi động từ là bị động thì chủ ngữ của câu bị một số hành động tác động vào nó.

Ví dụ :

Chủ động : con chó ăn cái xúc xích
Bị động : cái xúc xích bị con chó ăn

Tạo thể bị động

Thể bị động được biểu diễn bởi trợ động từ(ら)れる . Tất cả động từ ごだん chuyển âm Kana cuối ở thể từ điển sang hàng あ và thêm れる (động từ う chuyển sang わ và thêm れる). Động từ いちだん bỏ âm cuối る và thêm られる:

Thể từ điểnÝ nghĩaChuyển âm Kana cuốiThể bị động
Động từ ごだん
とる・取るLấyるー>らとられる
いう・言うNóiうー>わいわれる
かく・書くViếtくー>かかかれる
Động từ いちだん
たべる・食べるĂnるー>らたべられる
しる・知るBiếtるー>らしられる

Thể bị động của する là される và thể bị động của くる là こられる.

Cách dùng của thể bị động

Thể bị động có thể là bản sao của câu chủ động :

安部さんは山田さんをぶちました。
Abe san ha yamada san wo buchimashita.
Anh Abe đã đấm anh Yamada.

山田さんは安部さんにぶたれました。
Yamada san ha abe san ni butaremashita.
Anh Yamada đã bị đấm bởi anh Abe.

Trong câu chủ động, “Yamada” là tân ngữ trực tiếp, được đánh dấu bởi を nhưng khi trở thành chủ ngữ thì được đánh dấu bởi は trong câu bị động. “Abe” là chủ ngữ, được đánh dấu bởi は trong câu chủ động nhưng lại thành tác nhân trong câu bị động, được đánh dấu bởi に

Tác nhân không được nhắc đến nếu nó không quan trọng :

東大寺 は751年に建てられた。
Toudaiji ha shichi hyaku go juu ichi nen ni taterareta.
Chùa Todai được xây dựng vào năm 751.

Ở chỗ mà tác nhân được biểu thị trong câu bị động thì nó có thể được đánh dấu bởi cả に hoặc によって mà không có sự khác biệt gì đặc biệt trong ý nghĩa du cách thứ 2 trang trọng hơn. Nếu thể bị động được dùng để nói ai đó viết sách, làm phim, soạn nhạc,… thì によって được yêu cầu :

このすばらしいセレナーデはモーツァルトによって作曲された。
Kono subarashii serena-de ha mo-tsaruto ni yotte sakkyoku sareta.
Bản dạ khúc này được sáng tác bởi Mozart.

Trợ từ からcũng được dùng với ý nghĩa “bởi” khi yêu cầu, yếu tố,.. đến sau tác nhân :

警察から捜査の協力をたのまれた。
Keisatsu kara sousa no kyouroku wo tanomareta.
Tôi đã được nhờ giúp đỡ hợp tác bởi cảnh sát.

Vật làm từ…

Thể bị động không thường được sử dụng để miêu tả một vật được làm từ gì đó. Thay vào đó thì trợ từ で được dùng nếu vật liệu không thay đổi dạng, còn khi vật thay đổi hình dạng thì có thể dùng được でvà から. Hãy chú ý rằng việc lựa chọn các chữ của từ つくる phải chính xác, như ví dụ dưới đây :

尺八は竹で作る。
Shakuhachi ha take de tsukuru.
Shakuhachi (sáo Nhật Bản) được làm từ tre.

酒は米から造る。
Sake ha kome kara tsukuru.
Rượu được làm từ gạo.

Thể bị động gián tiếp

Thể bị động trong tiếng Nhật có thể được dùng để biểu thị điều gì đó được nhận thấy một cách phủ định. Thể bị động gián tiếp được dùng khi tân ngữ trực tiếp của câu chủ động không biến đổi thành chủ ngữ nhưng trợ từ được sử dụng với động từ bị động. Tác nhân được đánh dấu với trợ từ に :

スリに財布を盗まれました。
Suri ni saifu wo nusumaremashita.
Ví của tôi bị kẻ móc túi trộm mất rồi.

子供にコンピューターを壊された。
Kodomo ni konpyu-ta- wo kowasareta.
Tôi bị bọn trẻ con phá hỏng máy tính rồi.

Tác nhân đôi khi được lược bỏ nếu câu làm nó rõ nghĩa. Ví dụ :

僕は電車で三回も足を踏まれた。
Boku ha densha de sankai mo ashi wo fumareta.
Tôi bị giẫm chân những 3 lần liền trên tàu điện.

Sự nhận thức tiêu cực của sự kiện được diễn tả với thể bị động gián tiếp thỉnh thoảng rõ ràng trong những cách diễn đạt như たいへんこまった :

母に入院されて困った。
Haha ni nyuuinsarete komatta.
Mẹ tôi nhập viện nên tôi rất khổ sở.

Trong nhiều trường hợp thì lí do cho các sắc thái tiêu cực có thể suy ra được một cách dễ dàng từ hoàn cảnh :

こんな忙しいのに部下に休まれた。
Konna isogashii noni buka ni yasumareta.
Đang lúc bận rộn thề này mà cấp dưới lại nghỉ mất.

雨に降られた。
Ame ni furareta.
Tôi bị dính mưa.

彼女とキスしているところをおふくろに見られたよ。
Kanojo to kisu shiteiru tokoro wo ofukuro ni mirareta yo.
Tôi bị mẹ tôi nhìn thấy lúc hôn nhau với bạn gái rồi.

3年前に妻に逃げられた。
San nen mae ni tsuma ni nigerareta.
3 năm trước vợ tôi bỏ chạy khỏi tôi.

Thể quá khứ cũng được dùng để bày tỏ sự tôn kính.

Trên đây là nội dung bài viết Thể bị động tiếng Nhật. Ngữ pháp tiếng Nhật hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu thêm về ngữ pháp tiếng Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo những bài tổng hợp khác trong chuyên mục : văn phạm Nhật ngữ

Mời các bạn cùng theo dõi Ngữ pháp tiếng Nhật trên facebook

Leave a Reply