văn phạm Nhật ngữ

Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng NhậtTrợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật

Xin chào các bạn! Học ngữ pháp là một việc rất quan trọng khi học tiếng Nhật cũng như bất cứ 1 ngôn ngữ nào. Trong bài này, mời các bạn cùng tìm hiểu cấu trúc Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật

Trợ động từ là gì?

Trợ động từ trong tiếng Nhật không thể xuất hiện như một từ riêng biệt mà nó được dùng như kết thúc đính kèm phần gốc của động từ hoặc tính từ.

Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật – Các loại trợ động từ

Các trợ động từ tiếng Nhật thường được dùng theo cách là “dạng” của tính từ và động từ. Chúng bao gồm ます、ない、たい、させる、(ら)れる. Cũng có một số trợ động từ được coi là hậu tố. Cái quan trọng nhất trong số đó là だ.

Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật – らしい

らしい được thêm vào sau dạng thông thường của động từ và tính từ, nó liên kết với các từ khác như một tính từ đuôi i. Nghĩa của nó là “dường như là/ có vẻ là…” (Có một số cấu trúc cũng mang nghĩa là “dường như là/ có vẻ là…” như ). Nó thường được dùng để cho thấy rằng thông tin mà người nói nghe được hoặc thấy được đã khiến người nói tin vào (hoặc không tin vào) trường hợp đó với một độ chắc chắn cao. Trong cách dùng này thì らしい đi sau thể thông thường :

日本の国立大学の入学試験は難しいらしいです。
Nihon no kokuritsu daigaku no nyuugakushiken ha muzukashii rashii desu.
Kì thi vào đại học quốc lập ờ Nhật hình như là khó.

豊田先生は明日来ないらしい。
Toyoda sensei ha ashita konai rashii.
Hình như thầy Toyoda mai không đến.

道路工事が珍しく予定通り終わるらしい。
Douro kouji ga mezurashiku yoteidoori owaru rashii.
Có lẽ công trường trên đường này sẽ hiếm khi kết thúc theo dự định.

早く帰ったほうがいいよ。奥さんが怒っているらしい。
Hayaku kaetta hou ga ii yo. Okusan ga okotteiru rashii.
Anh nên về nhà sớm đi. Có lẽ vợ anh đang tức giận đấy.

Cách dùng của らしいvới danh từ cho thấy sự phù hợp của một người hay một vật nào đó như một khuôn mẫu.

そんなばかなことをするのは先生らしくない。
Sonna baka na koto wo suru noha sensei rashikunai.
Làm cái việc ngớ ngẩn đấy thì chẳng ra dáng thầy giáo chút nào.

ナンシーさんの日本語は上手だが、日本らしい日本語じゃない。
Nanshii san no nihongo ha jouzu da ga, nihon rashii nihongo janai.
Anh Nancy thì giỏi tiếng Nhật nhưng tiếng Nhật của anh ấy chẳng giống như tiếng Nhật.

Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật – そう(だ)

そう(だ) được dùng theo 2 cách. Với dạng thông thường của động từ và tính từ, và だ thì nó thể hiện thông tin nghe được :

彼は再婚するそうです。
Kare ha saikon suru sou desu.
Nghe nói anh ấy tái hôn rồi.

来年度の試験には面接試験もあるそうだ。
Rainendo no shiken niha mensetsu shiken mo aru sou da.
Nghe nói có cả thi phỏng vấn vào kì thi năm sau.

入院する直前まで元気だったそうです。
Nyuuin suru chokuzenmade genki datta sou desu.
Nghe nói anh ấy vẫn khỏe mạnh cho đến khi nhập viện.

あした雨だそうです。
Ashita ame dasou desu.
Nghe nói ngày mai trời mưa.

Cách dùng thứ hai của thể hiện sự đánh giá dựa trên việc vật/ người trông thế nào, với ý nghĩa “trông nó…”. Trong trường hợp này, そう(だ) được dùng với dạng ます của động từ và với gốc tính từ. Tính từ đuôi i sẽ bỏ i ở cuối và tính từ đuôi na sẽ mất na ở cuối.

雨が降りそうだ。早く布団をしまったほうがいい。
Ame ga furisouda. Hayaku futon wo shimatta hou ga ii.
Có vẻ sắp mưa. Mình nên thu chăn màn lại nhanh thôi.

自分で作ったのか。おいしそうだ。
Jibun de tsukutta noka. Oishisou da.
Cậu tự làm sao? Trông ngon nhỉ.

彼は落ちそうだから見てはいられない。
Kare ha ochisou dakara mite ha irare nai.
Anh ấy nhìn như sắp rơi ấy nên tôi phải coi chừng.

子供は元気そうでよかった。
Kodomo ha genki sou de yokatta.
Thật tốt là đám trẻ con trông khỏe mạnh.

部品の質が悪そうだ。
Buhin no shitsu ga warusou da.
Chất lượng của mặt hàng trông có vẻ xấu.

Tính từ đuôi i 「いい」có dạng là 「よさそうだ」

明日の天気がよさそうです。
Ashita no tenki ga yosasou desu.
Thời tiết ngày mai có vẻ tốt.

Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật – みたい(だ)

Nó được thêm vào thể thông thường của động từ và tính từ, có nghĩa là “trông như là, dường như là…”.

川村さんは明日来るみたいです。
Kawamura san ha ashita kuru mitai desu.
Có lẽ ngày mai anh Kawamura sẽ đến.

日本の物価は高いみたいだ。
Nihon no bukka ha takai mitai da.
Có lẽ vật giá ở Nhật Bản cao.

違うバンドが同じタイトルを使ったみたいだ。
Chigau bando ga onaji taitoru wo tsukatta mitai da.
Hình như ban nhạc khác cũng dùng tiêu đề bài hát tương tự.

Trong các cuộc nói chuyện không trang trọng thì từ だ ở cuối thường được lược bỏ :

彼がもう読み終わったみたい。
Kare ga mou yomi owatta mitai
Dường như anh ấy đã đọc xong rồi.

Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật – まい

まい thường được thêm vào sau thể thông thường của động từ hoặc tính từ để cho thấy nghĩa phủ định “không”. Nó là thể phủ định của dạng động từ ý chí (ví dụ : いこう、しよう). Nó thường được dùng trong văn viết nhiều hơn :

このテロリズムが第3次世界大戦に発展することはあるまい。
Kono terorizumu ga dai san ji sekai taisen ni hattensuru koto ha arumai.
Chính sách khủng bố này sẽ không được phát triển vào thế chiến thứ 3 đâu.

Nó cũng được dùng để cho thấy rằng người nói không muốn làm gì :

2度と行くまい。
Ni do to iku mai.
Tôi không muốn đến đây lần thứ 2.

Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật – だろう/でしょう

だろう được dùng với dạng thông thường của động từ và tính từ để cho thấy nghĩa “có lẽ” ,” nên”, “phải”. (Chú ý rằng だろう là một phần của của giống như dạng ý chí của động từ, tuy nhiên, nó không có ý nghĩa tương tự như “Hãy cùng…”)

所長はあしたたぶん来ないでしょう。
Shochou ha ashita tabun konai deshou.
Giám đốc có lẽ ngày mai không đến.

義明はお兄さんと一緒ですから大丈夫だろう。
Yoshiaki ha oniisan to issho desu kara daijoubu darou.
Yoshiaki ở với anh trai nên chắc không sao đâu.

Dạng lịch sự của だろう là でしょう :

今夜雨が降るでしょう。
Konya ame ga furu deshou.
Có lẽ tối nay có mưa.

もうこの人は助からないでしょう。
Mou kono hito ha tasukaranai deshou.
Có lẽ không cứu được người đó nữa rồi.

でしょう có thể dùng để tìm kiếm sự đồng tình giống như trợ từ ね.

日本は高いでしょう?
Nihon ha takaideshou?
Nhật Bản có đắt đỏ không?

Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật – べき(だ)

べき(だ) đi sau dạng từ điển của động từ với nghĩa “nên”, “phải”.

明日行くべきです。
Ashita iku beki desu.
Ngày mai tôi phải đi.

職場では男女が平等に扱われるべきだ。
Shokuba deha danjo ga byoudou ni atsukawareru beki da.
Ở nơi làm việc thì nam nử nên được đối xử công bằng.

Trên đây là nội dung tổng hợp cấu trúc Trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật. Bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trợ động từ làm hậu tố trong tiếng Nhật , giúp các bạn nâng cao khả năng tiếng Nhật cơ bản của mình. Mời các bạn cùng tham khảo những bài tổng hợp khác trong chuyên mục : văn phạm Nhật ngữ

Mời các bạn cùng theo dõi Ngữ pháp tiếng Nhật trên facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *